Nguyên tắc sử dụng điện thoại khi lái xe

Theo nghiên cứu tại Trung tâm Phân Tích Rủi Ro, Đại học Harvard (Harvard Center of Risk Analysis) cho hay, hàng năm tại Hoa Kỳ, lái xe + điện đàm gây ra 636.000 vụ đụng xe, 333.000 thương tích với 12.000 thương tích nặng, 2.600 tử vong.
Nói về con số của cuộc khảo sát, ông Mark Owen, người sáng lập GoodMobilePhones cho biết. “Thật đáng ngạc nhiên vì con số người vẫn thực hiện cuộc gọi mà không có một bộ rảnh tay, đặc biệt nó gây ra nguy hiểm cho chính bạn và những người tham gia giao thông khác.”
Vậy để hạn chế con số trên, bảo đảm an toàn cho người lái khi tham gia giao thông, bạn cần làm gì khi vừa sử dụng điện thoại vừa lái xe? Bài viết sau sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về vấn đề này.
1. Để điện thoại nơi thuận tay nhất
Quy tắc này chỉ ra rằng, khi bước vào lô lăng cầm lái, việc đầu tiên bạn cần làm là để điện thoại ở chỗ thuận tay bạn lấy nhất để không mất thời gian tìm kiếm.
2. Nên sử dụng trang bị phụ hỗ trợ khi nghe điện thoại
Để đảm bảo an toàn giao thông, khi lái xe bạn cần tập trung cao độ. Do đó bộ phụ kiện tai nghe điện thoại sẽ phát huy tác dụng rất tốt trong trường hợp này. Bộ tai nghe sẽ giúp bạn không phải buông tay lái, đồng thời tránh tình trạng hạn chế góc nhìn do chiếc di động áp bên tai. Hiện nay có nhiều trang bị phụ khác như giá cài điện thoại vào xe, dây điện thoại gắn vào tai,…vừa an toàn hơn vừa tránh được rủi ro gây ra do phóng xạ từ điện thoại.
3. Sử dụng những chức năng của điện thoại để giảm thời gian tạo cuộc gọi
Chức năng quay số nhanh cho những số quen thuộc hoặc số khẩn cấp hoặc kích hoạt dịch vụ thư thoại của điện thoại; chức năng thư thoại cũng giúp bạn tiết kiệm thời gian công sức sử dụng điện thoại. Sử dụng dịch vụ này để thu lại các cuộc gọi đến trong lúc đang tập trung điều khiển phương tiện, người gọi có thể để lại lời nhắn và sau đó bạn nhập mật khẩu để nghe lại khi cần.
4. Không sử dụng điện thoại trong điều kiện giao thông và thời thiết xấu
Điều kiện giao thông và thời tiết xấu ảnh hưởng đến độ an toàn khi lái xe là rất lớn. Do đó, bạn tuyệt đối không nên sử dụng điện thoại trong trường hợp này. Hơn nữa, ngay cả khi điều kiện giao thông tốt, hãy nói lịch sự với người gọi đến là bạn đang lái xe và bạn sẽ ngưng cuộc gọi nếu điều kiện lái thay đổi.
Nếu đi cùng nhiều người trên xe, bạn nên nhờ ai đó ngồi bên mình trả lời hộ điện thoại nếu có cuộc gọi đến. Khi cần thiết đàm thoại cũng nên nhờ người cầm hộ hoặc quay số giúp. Với máy điện thoại cao cấp, sử dụng phần mềm nhận dạng giọng nói thì bạn có thể đọc tên người trong danh bạ của máy để hệ thống tự động quay số.
- Dầu nhớt – nguyên nhân khiến xe xuống cấp
- Một số lưu ý khi thay La- zăng xe ô tô
- Có nên về số N khi xe còn lăn bánh?
- Các loại ghế nệm xe hơi
- Cách xử lý số xe ô tô bị kẹt
- Xe bị trượt: Nguyên nhân và cách xử lý
- Nguyên nhân khiến xe bị rung lắc
- Những tư thế lái xe không nên ngồi
- Nguyên lý hoạt động của phanh gốm ô tô
- Quy tắc nháy đèn pha tại ngã tư
- Hướng dẫn kiểm tra hệ thống phanh xe
- Khoảng cách an toàn giữa hai xe khi tham gia giao thông
- Kinh nghiệm lái xe đô thị cho người mới học
- Tư vấn chọn màu xe hơi theo quy luật Ngũ hành
- Các mức phạt ô tô tại Việt Nam
- Phim cách nhiệt, chống nóng xe hơi
- 6 thiết bị cần trang bị cho ô tô khi có trẻ nhỏ
- Cách tính thuế nhập khẩu xe ô tô mới
- Ý nghĩa 64 loại đèn báo trên bảng táp-lô xe hơi
- Khi nào nên thay dầu nhớt ô tô?
Trả lời
Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.