5 cách chống buồn ngủ khi lái xe hiệu quả

Theo Cục quản lý an toàn giao thông quốc gia Mỹ (NHTSA), 20% các vụ tai nạn và 12% các vụ “suýt tai nạn” ô tô là do tài xế ngủ gật khi lái xe. Cơ thể rơi vào trạng thái vô thức, tài xế mất đi khả năng điều khiển xe, chạy không ổn định, lấn làn. Lái xe không kịp phản xạ để tránh tình huống nguy hiểm khi tới gần chướng ngại vật hoặc phương tiện giao thông khác. Chính bởi thế ngủ gật là một trong những nguyên nhân gây ra những tai nạn nghiêm trọng. Một số biện pháp sau sẽ giúp bạn chống được những cơn buồn ngủ hiệu quả nhất khi đang lái xe.
1. Ngủ đủ và sâu giấc trước khi lái
Theo bác sĩ Bùi Quang Huy, chủ nhiệm Khoa tâm thần, Bệnh viện 103: “Cách tốt nhất để chống ngủ gật là ngủ đủ”. Người lớn cần giấc ngủ sâu trong khoảng thời gian từ 7 tiếng mỗi ngày. Nếu thiếu một trong hai yếu tố trên, có thể coi là thiếu ngủ.
2. Không chạy xe liên tục quá 4 tiếng
Một tài liệu thần kinh của Mỹ khuyến cáo, không nên lái xe liên tục trong 4 tiếng. Vì khi đó não bộ đã làm việc quá sức, cơ thể không còn khả năng tập trung. Bởi thế lái xe đường dài, đặc biệt là xe tải cần phải có ít nhất hai người thay phiên nhau lái.
Khi mệt mỏi tự bản thân cơ thể sẽ đòi hỏi được nghỉ ngơi. Sau 2 tiếng chạy xe liên tục, tài xế nên dừng và xuống xe, vận động cơ thể chừng 10-15 phút lấy lại sự tỉnh táo, rồi mới tiếp tục lái. Trong tình huống lái xe một mình, các chuyên gia khuyến cáo khi cảm thấy buồn ngủ, tài xế nên tình cách dừng xe, ngủ để lại sức.
3. Đặt điều hòa ở chế độ lấy gió ngoài
Nếu chỉ đặt điều hòa ở chế độ sử dụng gió trong, mật độ oxy trong xe giảm dần, người ngồi trong ca-bin thiếu dưỡng khí. Cơ thể sẽ phản ứng bằng cách hạn chế hoạt động đến mức tối thiểu, một trong những biểu hiện đó là ngủ gật. Vì thế để duy trì sự tập trung và tỉnh táo khi lái xe, cơ thể phải cung cấp đủ oxy và dinh dưỡng cho não bộ. Hạ thấp kính lấy khí trời vào xe hoặc đặt điều hòa ở chế độ lấy gió ngoài nhằm làm tươi không khí trong ca-bin.
4. Uống trà hoặc cà phê
Đây là một giải pháp chông ngủ gật hữu hiệu. Tuy nhiên, sử dụng liên tục trong hành trình dài có thể làm cơ thể mệt mỏi quá mức, dù không ngủ gật nhưng lái xe vẫn không thể tập trung dẫn đến tai nạn.
5. Tránh sử dụng các loại thuốc an thần, rượu, bia
Trước kia, một số quốc gia từng cho phép lưu hành thuốc chống buồn ngủ dùng cho lái xe đường dài. Tuy nhiên, đây là loại dược phẩm gây nghiện, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người sử dụng nên đã bị cấm. Rượu, bia là những chất kích thích gây ức chế thần kinh trung ương, người uống rượu thường không đủ tỉnh táo. Vì vậy, cần triệt để không uống rượu bia trước khi lái xe.
- Dầu nhớt – nguyên nhân khiến xe xuống cấp
- Một số lưu ý khi thay La- zăng xe ô tô
- Có nên về số N khi xe còn lăn bánh?
- Các loại ghế nệm xe hơi
- Cách xử lý số xe ô tô bị kẹt
- Xe bị trượt: Nguyên nhân và cách xử lý
- Nguyên nhân khiến xe bị rung lắc
- Những tư thế lái xe không nên ngồi
- Nguyên lý hoạt động của phanh gốm ô tô
- Quy tắc nháy đèn pha tại ngã tư
- Hướng dẫn kiểm tra hệ thống phanh xe
- Khoảng cách an toàn giữa hai xe khi tham gia giao thông
- Kinh nghiệm lái xe đô thị cho người mới học
- Tư vấn chọn màu xe hơi theo quy luật Ngũ hành
- Các mức phạt ô tô tại Việt Nam
- Phim cách nhiệt, chống nóng xe hơi
- 6 thiết bị cần trang bị cho ô tô khi có trẻ nhỏ
- Cách tính thuế nhập khẩu xe ô tô mới
- Ý nghĩa 64 loại đèn báo trên bảng táp-lô xe hơi
- Khi nào nên thay dầu nhớt ô tô?
Trả lời
Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.