4 quy tắc cần lưu ý khi lái xe lạ

1. Ước lượng kích thước, tầm nhìn
Nhìn để biết xe thuộc số sàn hay số tự động là việc quá dễ dàng và hiển nhiên phải biết cho những người đã có bằng lái, do đó đương nhiên làm cho xe chạy được. Nhưng để chắc chắn xe không va quệt khi lùi, quay vòng, rẽ thì tài xế cần ước lượng được kích thước và tầm nhìn khi ngồi ở ghế lái.
Việc đầu tiên là quan sát từ bên ngoài trước khi bước vào xe để có cái nhìn tổng thể. Ngồi ở ghế lái, chỉnh ghế để vừa tầm nhìn, tầm chân đạp cũng như tay tới vô-lăng sao cho thoải mái nhất. SUV, hatchback hay sedan lại có chiều dài mui trước, sau khác nhau, bán kính vòng quay khác nhau. Do đó, quan sát kỹ các gương, cẩn thận khi xoay sở trong không gian hẹp để không va quệt.
2. Làm quen phản ứng
Đây là những yếu tố quan trọng nhất giúp xe di chuyển, do đó cần nắm thật rõ để làm chủ. Không đạp chân phanh, ga hay đánh lái như ở xe đã quen. Cẩn thận đưa xe ra những đoạn đường vắng, thử độ đàn hồi, độ nhạy chân ga, phanh. Ví như xe Đức thường có độ trễ hơn xe Nhật. Vô-lăng thủy lực hay trợ lực điện có độ nặng khác nhau, số vòng quay cũng không giống nhau trên các dòng khác nhau, như xe thể thao thường gắt, số vòng quay ít hơn xe dân dụng.
3. Làm quen bảng điều khiển
Thực tế, dù không cần làm quen bảng điều khiển mà chỉ cần biết chân ga, phanh, số đã có thể đưa xe chạy bình thường, nhưng trên đoạn đường dài hay có tình trạng giao thông phức tạp thì sẽ trở thành lái xe tồi.
Các nút bấm trên vô-lăng, khóa cửa, lên/hạ kính, xi-nhan, đèn, gạt mưa… có nhiều điểm tương đồng nhất trên hầu hết các dòng xe, còn lại những hỗ trợ khác thì mỗi xe một kiểu.
Đặc biệt với những xe nhiều công nghệ thì việc làm quen hết các nút điều chỉnh có thể là áp lực cho tài xế lạ, mất cả tiếng đồng hồ là chuyện bình thường. Tốt nhất, hãy hỏi chủ nhân của xe về các tiện ích nếu nhìn qua không hiểu được chức năng là gì để không tốn thời gian mày mò.
4. Động cơ xe
Khi phải chạy xe vào những địa hình khắc nghiệt như leo đèo, qua đường lầy hay cát thì ngoài việc thử chân ga thì hãy hỏi chủ xe hoặc nắm thông tin về chiếc xe đang điều khiển có sức mạnh cỡ nào sẽ dễ bề điều khiển.
- Dầu nhớt – nguyên nhân khiến xe xuống cấp
- Một số lưu ý khi thay La- zăng xe ô tô
- Có nên về số N khi xe còn lăn bánh?
- Các loại ghế nệm xe hơi
- Cách xử lý số xe ô tô bị kẹt
- Xe bị trượt: Nguyên nhân và cách xử lý
- Nguyên nhân khiến xe bị rung lắc
- Những tư thế lái xe không nên ngồi
- Nguyên lý hoạt động của phanh gốm ô tô
- Quy tắc nháy đèn pha tại ngã tư
- Hướng dẫn kiểm tra hệ thống phanh xe
- Khoảng cách an toàn giữa hai xe khi tham gia giao thông
- Kinh nghiệm lái xe đô thị cho người mới học
- Tư vấn chọn màu xe hơi theo quy luật Ngũ hành
- Các mức phạt ô tô tại Việt Nam
- Phim cách nhiệt, chống nóng xe hơi
- 6 thiết bị cần trang bị cho ô tô khi có trẻ nhỏ
- Cách tính thuế nhập khẩu xe ô tô mới
- Ý nghĩa 64 loại đèn báo trên bảng táp-lô xe hơi
- Khi nào nên thay dầu nhớt ô tô?
Trả lời
Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.